Header Ads

Header ADS

Người đàn ông nhồi máu cơ tim có hơn 40 năm hút thuốc

Bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn với chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Trong khi các bác sĩ đang giải thích phương án can thiệp động mạch vành cấp cứu với người nhà, bệnh nhân đột ngột lên cơn rung thất, huyết áp không đo được. Người bệnh mất ý thức và ngừng thở kèm mất mạch.
Các bác sĩ thực hiện sốc điện phá rung để cứu tính mạng bệnh nhân, sau đó chuyển đến phòng can thiệp. Kết quả chụp cho thấy nhánh liên thất trước động mạch vành trái tắc hoàn toàn 100%, đoạn giữa động mạch vành phải bị hẹp 60%. Kíp can thiệp đã nong nhánh động mạch tắc và đặt stent cho người bệnh.
Bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sau can thiệp, tỉnh táo, không có biến chứng, hết đau ngực, hết khó thở. Tuy có thói quen tập thể dục đều đặn nhưng bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá liên tục một gói mỗi ngày trong 40 năm.
Bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau can thiệp. Ảnh: D.P
Bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau can thiệp. Ảnh: D.P
Bác sĩ khuyến cáo nhóm bệnh nhân nguy cơ cao như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, hút thuốc lá nhiều, gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm, thói quen lười vận động... cần đi khám sức khỏe định kỳ.
Để hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim, lưu ý chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và kiểm soát tốt huyết áp. Trường hợp nghi ngờ nhồi máu cơ tim như đau ngực dữ dội, khó thở, tụt huyết áp, ngất... nên được cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất, can thiệp kịp thời trong thời gian vàng. Người đã can thiệp tim mạch và đặt stent cũng không nên chủ quan, phải uống thuốc đúng chỉ định và tái khám đúng hẹn để được bác sĩ theo dõi định kỳ.
Lê Phương
Nguồn: suckhoe.vnexpress.net

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.