Header Ads

Header ADS

Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò có nguy hiểm không?

Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò là phương pháp sử dụng sóng âm tần cao tiếp xúc với âm đạo thông qua việc đưa đầu dò vào âm đạo phụ nữ và được áp dụng chủ yếu đối với phụ nữ mang thai những tháng đầu. Nhiều chị em thường lo lắng: Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò có hại cho thai nhi không? Dưới đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa.

SIÊU ÂM ĐẦU DÒ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Siêu âm đầu dò là một kỹ thuật siêu âm chuyên sâu. Kỹ thuật này được thực hiện bởi đầu dò siêu âm chuyên dụng để giúp đánh giá các bệnh lý liên quan đến tử cung, các bệnh phụ khoa, buồng trứng,…với độ chính xác cao hơn so với những hình thức siêu âm khác.

Do đó, phương pháp siêu âm đầu dò là một sự lựa chọn chính xác nhất.

Siêu âm đầu dò thường có giá trị rất lớn trong việc hỗ trợ các bác sĩ sản phụ khoa để chẩn đoán các bệnh phụ khoa. Hỗ trợ điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng, phát hiện thai sớm,…

Đối với siêu âm đầu dò phụ khoa: Có thể giúp chị em nhận biết được nhiều vấn đề kịp thời ở khu vực xương chậu, u nang buồng trứng,…
Đối với siêu âm thai đầu dò: Siêu âm đầu dò thường áp dụng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Nó đem lại độ chính xác cao hơn so với các siêu âm đường bụng. Siêu âm đầu dò sẽ giúp các mẹ xác định được thai sớm hơn một tuần, đánh giá các khối u ở trong tử cung buồng trứng, đánh giá được tim thai ở giai đoạn sớm 6 – 8 tuần. Ngoài ra, siêu âm đầu dò còn đo được kích thước trứng để đánh giá thời gian rụng trứng và phục vụ cho kĩ thuật thụ tinh nhân tạo,…
Nhiều chị em còn thắc mắc thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không? các chuyên gia cho biết, siêu âm đầu dò còn giúp phát hiện sớm mang thai ngoài tử cung. Nên chị em có thể yên tâm về kỹ thuật siêu âm này.

Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò có nguy hiểm không?


SIÊU ÂM ĐẦU DÓ CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?

Siêu âm đầu dò thường được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên khoa sản giỏi. Trong quá trình thực hiện siêu âm, bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh âm đạo của mẹ bầu. Sao cho không chạm vào cổ tử cung. Điều này sẽ không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho cổ tử cung và tử cung.

Vì thế, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm rằng siêu âm đầu dò không ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Nếu có xảy ra rủi ro thì mức độ rủi ro này là rất thấp. Nên chị em không cần quá lo lắng về tác hại của siêu âm đầu dò.

Tuy nhiên siêu âm đầu dò có thể kích thích cổ tử cung. Do đó, nếu thai yếu ớt thì bác sĩ sẽ không chỉ định cách siêu âm này.

Một điều quan trọng là mẹ bầu nên chọn các cơ sở y tế uy tín để tiến hành siêu âm đầu dò. Các bác sĩ có kinh nghiệm siêu âm đầu dò sẽ giúp tránh các rủi ro không mong muốn.

khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò có ảnh hưởng gì không?


MẸ BẦU CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI SIÊU ÂM ĐẦU DÒ?

Ở hầu hết các trường hợp, siêu âm đầu dò thường không cần chuẩn bị nhiều. Tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ và lý do siêu âm, bàng quang phải trống rỗng và căng đầy. Bàng quang căng đầy sẽ giúp hình ảnh siêu âm của các cơ quan vùng chậu được rõ ràng hơn. Nếu như cần phải làm đầy bàng quang, lúc này người bệnh sẽ được yêu cầu uống nhiều nước khoảng 30 phút hoặc 1 giờ trước khi thực hiện.

Nếu như trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần phải loại bỏ tampon trước khi siêu âm.

Khi đi siêu âm đầu do, chị em nên mặc áo quần rộng rãi, thoải mái để thuận tiện cho việc thăm khám.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.