Header Ads

Header ADS

Những điều cần biết khi khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò

Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò âm đạo là loại được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra các cơ quan sinh dục nữ bao gồm các bộ phận như tử cung, vòi dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo.Trong khi làm, bác sĩ sẽ chèn một đầu dò siêu âm khoảng 2 hoặc 3 inch vào ống âm đạo, qua đó cung cấp các hình ảnh chi tiết của các cơ quan bên trong, giúp xác định những bất thường và chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có.



Siêu âm đầu dò âm đạo là loại siêu âm vùng chậu được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra các cơ quan sinh dục gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo.

KHI NÀO CẦN SIÊU ÂM ĐẦU DÒ ÂM ĐẠO?

- Thăm khám để kiểm tra những bất thường ở vùng chậu
- Đau vùng xương chậu
- Mang thai ngoài tử cung
- Kiểm tra u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung
- Kiểm tra vùng thích hợp đặt vòng tránh thai

Bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo trong thai kỳ để:

- Theo dõi nhịp tim của thai nhi
- Quan sát cổ tử cung để phát hiện những bất thường có thể dẫn tới biến chứng thai kỳ như sẩy thai hoặc sinh non.
- Xác định nguyên nhân gây chảy máu bất thường
- Chẩn đoán sẩy thai
- Trong những trường hợp này, siêu âm đầu dò được chỉ định trong giai đoạn sớm, lúc này phôi thai vẫn còn nhỏ nên siêu âm thành bụng sẽ không hiển thị hình ảnh.

Cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm đầu dò âm đạo?

Trong hầu hết các trường hợp, siêu âm đầu dò âm đạo không đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều. Tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ và lý do siêu âm, bàng quang phải trống rỗng hoặc căng đầy.  Bàng quang căng đầy sẽ giúp hình ảnh siêu âm của các cơ quan vùng chậu rõ ràng hơn. Nếu cần phải làm đầy bàng quang, người bệnh sẽ được yêu cầu uống nhiều nước khoảng 30 phút hoặc 1 giờ trước khi bắt đầu tiến hành siêu âm.

Nếu đáng trong chu kỳ kinh nguyệt, người bệnh cần loại bỏ tampon (nếu đang sử dụng) trước khi siêu âm.


Kết quả siêu âm đầu dò âm đạo giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý.

Kết quả siêu âm đầu dò âm đạo giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý bao gồm:

Ung thư các cơ quan sinh sản
U nang buồng trứng
U xơ tử cung
Nhiễm trùng vùng chậu
Có thai ngoài tử cung
Sẩy thai
Nhau thai tiền đạo
Dị tật bẩm sinh của thai nhi
Trên cơ sở kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả cho tình trạng của người bệnh.


Siêu âm đầu dò âm đạo có nguy hiểm không?

Siêu âm đầu dò âm đạo an toàn, không gây đau đớn tuy nhiên sẽ cảm thấy hơi khó chịu. Đối với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò không gây

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.